- ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
– Đột quỵ là khiếm khuyết thần kinh khu trú, cấp thời do tổn thương mạch máu.
– Dân dã gọi: Bán thân bất toại, liệt nửa người, tai biến mạch máu não.
- ĐỘT QUỴ CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?
– Tỉ lệ đột quỵ ở người từ 40 tuổi trở lên là 3,1%.
– Thế giới có 15 triệu người đột quỵ hằng năm.
– Mỗi ngày Việt Nam có 500 người bị đột quỵ.
-Trong đời, thế giới có 25% người bị đột quỵ, trên 25 tuổi.
- MỐI NGUY
– Mỗi năm 5 triệu người chết, 5 triệu người tàn phế do đột quỵ trên thế giới.
– Tử vong chung 30 ngày là 30%.
– Chết do tắc mạch não 30 ngày là 19% và một năm là 33%.
– Chết do chảy máu não trong 48 giờ đầu là 50%.
– Trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân chết thứ hai đối với người 60 tuổi trở lên, là thứ năm đối với ngu]ời 15-59 tuổi.
– Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân chết người hàng đầu.
- NGUYÊN NHÂN
4.1. Tắc mạch não, y học gọi là nhồi máu não (87%): Động mạch não bị tắc do cục máu đông tại chỗ hoặc từ nơi khác đến như từ tim (Hình 1).
Hình 1. Tắc mạch não.
Nguồn: https://www.heartandstroke.ca/stroke/what-is-stroke
4.2. Chảy máu não, y học gọi là xuất huyết não (13%), (Hình 2).
Hình 2. Chảy máu não.
Nguồn: https://www.heartandstroke.ca/stroke/what-is-stroke
- AI DỄ BỊ?
– Bất cứ ai có mạch máu não dễ bị tắc/vỡ mà thường gặp ở người:
+ Tăng huyết áp: Có ở 70% đột quỵ.
+ Bệnh tim mạch (chiếm hàng thứ hai) như rung nhĩ (15% bị đột quỵ), bệnh van tim hậu thấp, dị tật tim, viêm cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, trước đây bị nhồi máu cơ tim (chiếm 2,5% tắc mạch não, trong đó 85% xảy ra trong tháng đầu sau nhồi máu cơ tim), đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ-cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (người bị đột quỵ nhỏ dễ bị đột quỵ gấp 10 lần người khác).
+ Đái tháo đường: Người bị đái tháo đường dễ bị đột quỵ gấp 4 lần người bình thường.
+ Lối sống không lành mạnh.
+ Từ 55 tuổi trở lên: Dù đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi nhưng 1/3 đột quỵ lại xảy ra ở người dưới 65 tuổi.
+ Kích xúc (stress) và trầm cảm.
- ĐỘT QUỴ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
– Tùy vùng não bị hư hại (Hình 3) mà biểu hiện:
+ Liệt nhẹ.
+ Liệt nặng.
+ Liệt bên phải hoặc trái.
+ Liệt một chân hoặc tay.
+ Nói khó.
+ Cười nói vô cớ.
+ Cảm thức đảo ngược…
+Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
– Những biểu hiện này tồn tại dưới 24 giờ trong đột quỵ nhỏ hoặc từ 24 giờ trở lên trong đột quỵ.
- ĐỘT QUỴ CÓ DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC KHÔNG?
Không, trừ đột quỵ nhỏ.
- GIÚP NGƯỜI ĐỘT QUỴ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu thấy ai đó dường như bị đột quỵ thì:
Hình 3. Não bên này thì điều khiển phần cơ thể bên kia.
Nguồn: https://hopes.stanford.edu/the-hopes-brain-tutorial-text-version/brain-hemispheres/
– Quan sát họ cẩn thận trong khi chờ xe cấp cứu đến.
– Nếu ngưng thở, hãy hô hấp nhân tạo miệng-miệng.
– Nếu nôn, hãy nghiêng đầu họ sang bên để tránh ngạt.
– Không cho ăn, uống.
- KHI NÀO ĐI KHÁM?
– Ngay khi bị đột quỵ.
– Nhập viện càng sớm càng tốt. Mạng sống và sự phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào thời gian từ lúc đột quỵ cho đến lúc can thiệp chuẩn mực tại bệnh viện.
- LÀM SAO XÁC ĐỊNH ĐỘT QUỴ?
Để xác định đột quỵ thường bác sĩ chỉ cần khám còn để phân loại đột quỵ thì cần thăm dò về ảnh học (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ) và/hoặc chụp mạch máu não.
- CHỮA NHƯ THẾ NÀO?
11.1. Cách chữa
– Đột quỵ là cấp cứu.
– Chữa sớm đột quỵ giảm tổn thương và biến chứng.
– Tuỳ loại đột quỵ mà cách can thiệp khác nhau: (1) Đột quỵ do mạch máu não bị tắc, hẹp như do cục máu đông tại chỗ hoặc nơi khác đến thì dùng thuốc tiêu sợi huyết, chọc hút trực tiếp cục máu đông, cắt mảng xơ vữa trong lòng động mạch cảnh (Hình 4), tạo hình động mạch và đặt stent và (2) Đột quỵ do mạch máu bị rò rỉ hay bị vỡ thì phẫu thuật kẹp chỗ rò, bít chỗ phình, cắt bỏ khối mạch dị dạng hoặc rút máu trong hộp sọ.
– Khi qua cơn nguy cấp thì tiếp tục chữa nguyên nhân đột quỵ (ví dụ tăng huyết áp, rung nhĩ) và tập luyện để phục hồi phần bị liệt.
– Phục hồi sau đột quỵ là lâu dài và đòi hỏi người bệnh, người thân thật sự kiên trì để cải thiện cái vốn đã rệu rã và tật nguyền.
Hình 4. Cắt mảng xơ vữa trong lòng động mạch cảnh nhằm giảm đột quỵ.
Nguồn: https://medmovie.com/topic/cvml_0183i/carotid-artery-surgery/
11.2. Nơi và thời gian chữa
– Cấp cứu đột quỵ là tại bệnh viện, nhất là bệnh viện đột quỵ.
– Chữa lâu dài sau đột quỵ là ngoại trú, cụ thể là tại bác sĩ gần nhà, khám lại theo hẹn và nếu cần bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh khám tại bệnh viện đột quỵ.
- NGĂN NGỪA
12.1. Sống lành mạnh, nhất là bình thản vì kích xúc (stress) có thể gây tăng huyết áp tạm thời hoặc gây tăng huyết áp thực sự (làm chảy máu não), ngoài ra có thể làm máu dễ đông (gây tắc mạch não).
12.2. Kiểm soát bệnh/chứng như đột quỵ nhỏ, tăng huyết áp, đái tháo đường, sau nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, loạn mỡ máu. Sau khi khám, bác sĩ kê thuốc nhằm ngăn ngừa đột quỵ. Thông thường các thuốc này dùng lâu dài và cần chỉnh tùy bệnh trạng và diễn tiến.
12.3. Lợi ích.
Sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố thúc đẩy đột quỵ là cách lợi chi, ngăn ngừa 80% trường hợp.
Đột quỵ gây hậu quả nghiêm trọng; chữa là khó khăn với thực tế Việt Nam.
Chỉ có 225 phút (3-4,5 giờ) kể từ lúc đột quỵ để cứu vãn tính mạng tại một số trung tâm y khoa lớn mà thôi; vì vậy, ngăn ngừa đột quỵ vẫn là thượng sách bằng lối sống lành mạnh và chữa các yếu tố gây đột quỵ với sự trợ giúp của người than mà nhất là của bác sĩ.
Hình 5. Vỡ phình mạch não gây chảy máu não.
Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/243757398556888203/
- THẮC MẮC KHẢ DĨ
Đột quỵ nghĩa là gì? | “Đột quỵ” là đột ngột quỵ, chỉ người đang đi/đứng bị khụy đột ngột; chữ Nho là 突 跪, trong đó “đột” (突) là “bất chợt” và “quỵ” (跪) là “quỳ xuống; chữ Anh là “stroke”. | |
Ai mô tả đột quỵ đầu tiên? | Y tổ Hippocrates, 2.400 năm trước. | |
Ai mô tả đột quỵ chi tiết? | Năm 1658, Bác sĩ Johann Jacob Wepfer, nhà bệnh học và dược học người Thụy Sĩ nhận định rằng máu lên não bị gián đoạn là do chảy máu trong não hoặc cục máu đông làm nghẽn tắc động mạch não. | |
Não là gì? | Não điều khiển chức năng cơ thể như ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, tư duy và vận động.Não là cơ quan phức tạp nhất của cơ thể.
Não chỉ chiếm 2% thể trọng nhưng cần đến 20% máu cơ thể (Hình 1-5). |
|
Não có bao nhiêu tế bào thần kinh? | Khoảng 130 tỉ. | |
Khi thiếu máu, tế bào thần kinh sẽ ra sao? | – Tế bào thần kinh bị thương hoặc bị chết thì không lành lại hoặc tái tạo được, dẫn đến chức năng cơ thể do phần não hư đảm trách cũng mất theo.– Nếu máu lên não ít hơn 25 mL/100 g/phút thì tạo ra vùng chập choạng (penumbra) do thiếu máu cục bộ và tế bào vùng này sống được vài giờ nhờ tưới máu vùng rìa.
– Nếu máu lên não ít hơn 18 mL/100 g não/phút thì tế bào thần kinh bắt đầu bị hư hại. – Nếu máu lên não ít hơn 10 mL/100 g trong vài phút thì 1,9 triệu tế bào thần kinh bị chết mỗi phút. |
|
Tại sao gọi đột quỵ là thảm họa? | – Mỗi giờ đột quỵ do tắc mạch mà chậm chữa thì tế bào thần kinh chết tương đương số chết do 3,6 năm lão hóa bình thường còn nếu không chữa mà sống sót thì 1,2 tỉ tế bào thần kinh chết, tương đương số chết do 36 năm lão hóa bình thường.– Thống kê Hoa Kỳ, sau đột quỵ thì:
+ Một phần ba bị tàn tật nhẹ, 1/3 bị tàn tật vừa và 1/3 bị tàn tật nặng. + Ba mươi ba phần trăm cần giúp chăm sóc cơ thể, 20% cần giúp để đi lại, 70% không thể làm việc được như trước đột quỵ và 50% không thể làm bất cứ việc gì. + Mười phần trăm bị co giật. + Sáu mươi phần trăm loạn nhìn và 33% không nói được. + Hai mươi phần trăm bị sa sút trí tuệ. + Năm mươi phần trăm bị trầm cảm. + Hai mươi phần trăm bị xúc cảm không phù hợp. |
|
Đột quỵ có hay tái diễn? | – Trong vòng 30 ngày đầu: 3%.– Trong năm đầu tiên: 25%.
– Trong vòng 2 năm: 33%. |
|
Đột quỵ chỉ xảy ra ở người trưởng thành? | – Sai.– Thông thường tuổi trẻ thì ít bị chứ không phải chỉ có người lớn mới bị đột quỵ.
– Thường đột quỵ ở trẻ xảy ra phần lớn khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc sơ sinh (khoảng giữa tuần thai thứ 20 và sau sinh 28 ngày), tỉ lệ 1/4.000 hài nhi. |
|
Có mấy loại đột quỵ do tắc mạch não? | – Động mạch lớn(đường kính tổn thương não > 15 mm): 30%, do huyết khối tại chỗ tổn thương xơ vữa ở động mạch đốt sống, động mạch cảnh và động mạch não, nhất là gần các nhánh chính nhưng cũng có thể từ tim lên.
– Động mạch nhỏ (đột quỵ ổ khuyết, đường kính tổn thương não 5-15 mm): 15%, do tắc nghẽn mạch nhỏ đơn lẻ như động mạch xuyên sâu. – Cục máu đông từ tim lên não: + Chiếm 20%. + Có thể đơn hoặc đa ổ, một bên hoặc hai bên não hoặc bị rải rác. + Nguyên nhân tắc mạch não tái phát thường gặp nhất. + Tỉ lệ chết cao nhất trong tháng đầu tiên. – Vô căn: 25%. – Nguyên nhân khác: 10%. |
|
Có mấy loại đột quỵ do chảy máu não? | – Vỡ động mạch não.– Vỡ túi phình mạch não (dị dạng hình túi hoặc hình thoi tại động mạch hoặc tĩnh mạch não -Hình 5).
– Vỡ dị dạng mạch máu não (bất thường bẩm sinh chỗ nối động mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch và tĩnh mạch). |
|
Chảy máu dưới nhện là gì mà phải lưu tâm? | – Chảy máu dưới nhện là chảy trong hộp sọ và ngoài nhu mô não.– Đặc điểm chính của chảy máu dưới nhện là đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có liệt. | |
Túi phình có ở ai, tỉ lệ, nguy cơ vỡ và mối nguy? | – Thường gặp ở người 35-60 tuổi.– Tỷ lệ: 2% người lớn.
– Nguy cơ vỡ: 0,7%, chiếm 3%-5% đột quỵ. – Mối nguy: + Khoảng 30% chết. + Khoảng 66% tàn tật. |
|
Tỉ lệ dị dạng mạch máu não, nguy cơ vỡ và mối nguy? | – Tỉ lệ: 1%.– Nguy cơ vỡ: 4%/năm.
– Tỉ lệ vỡ: 2% chảy máu não. – Mối nguy: 15% chết. |
|
Đột quỵ nhỏ là sao? | – Rối loạn thần kinh đột ngột nhưng hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ.– Đột quỵ nhỏ thường diễn ra vài phút dù định nghĩa là dưới 24 giờ.
– Đột quỵ nhỏ không gây bất cứ hư hại gì tại não, võng mạc và tủy sống trên ảnh học như cộng hưởng từ. – Tỉ lệ mới mắc: 0,1%. – Hằng năm 350 ngàn người Mỹ và 150 ngàn người Anh bị đột quỵ nhỏ. – Có 15% người đột quỵ từng bị đột quỵ nhỏ. – Đột quỵ nhỏ nguy hiểm giống cơn đau thắt ngực không ổn định. – Nếu không chữa, sẽ bị đột quỵ: + Khoảng 4% vào ngày thứ 2. +Khoảng 8% vào ngày thứ 30. + Khoảng 33% trong năm đầu. – Khoảng 25% chết trong vòng một năm. – Đột quỵ nhỏ là do tắc mạch máu não tạm thời bởi mảng xơ vữa hoặc huyết khối (tại chỗ hoặc nơi khác đến), làm ngưng trệ thoáng qua máu nuôi dưỡng phần não liên quan. – Chữa thì ngăn được 80% đột quỵ. – Thực tế thì 70% người bệnh không biết mình bị đột quỵ nhỏ. – Vận động trở lại sau 2 tuần với người bình thường và sau 4 tuần đối với dân tài xế. – Bác sĩ căn cứ 5 yếu tố để tính nguy cơ đột quỵ: Tuổi, biểu hiện, thời gian, tăng huyết áp và đái tháo đường. Phép tính: |
|
Sao lúc đầu bác sĩ bảo là tắc mạch não mà vài bữa lại bảo chảy máu não? | Khoảng 30% tắc mạch não chuyển sang chảy máu não trong vòng một tuần. | |
Sau đột quỵ, lợi ích chữa thấy rõ nhất là khoảng thời gian nào? | Chức năng và vận động hồi phục trong 6 tháng đầu tiên sau đột quỵ và đây là giai đoạn cần chữa tối ưu vì sau đó thì khó mà cải thiện. | |
Có phẫu thuật nào giúp ngăn ngừa đột quỵ không? | – Có.– Đó là cắt mảng xơ vữa trong lòng động mạch cảnh (Hình 6). Thời điểm xem xét cắt là siêu âm thấy hẹp lòng động mạch cảnh trên 70%. | |
Lợi ích ngăn ngừa đột quỵ? | – Bỏ hút thuốc thì giảm nguy cơ đột quỵ:+ Khoảng 50% sau một năm.
+ Khoảng 100% sau 5 năm. – Vận động thân thể thì giảm 30% nguy cơ đột quỵ. Chữa bệnh/chứng thì giảm nguy cơ đột quỵ: + Rung nhĩ: 64%. + Tăng huyết áp: 32%. + Loạn mỡ máu: 19%. |
|
Tính được nguy cơ đột quỵ không và dựa vào đâu? | – Được.– Bác sĩ căn cứ:
+ Tuổi. + Giới. + Hút thuốc. + Tiền sử nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy mạch vành, suy tim hoặc bị chứng đi khập khiễng cách hồi. + Thuốc hạ áp. + Huyết áp tâm thu. + Rung nhĩ. + Đái tháo đường. + Dày thất trái trên điện tim. – Phép tính: |
- THAM KHẢO CHÍNH
Coupland AP, Thapar A, Qureshi MI, et al. The definition of stroke Alexander. https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/0141076816680121
Directorate General of Health Services Ministry of Health and Family Welfare, Government of India, 2019. Guidelines for Prevention and Management of Stroke. https://main.mohfw.gov.in/sites/default/files/Guidelines%20for%20Prevention%20and%20Managment%20of%20Stroke.pdf
Đào Duy An. Cẩm nang sức khỏe dành cho gia đình: Bệnh thường ngày. TP.HCM; Nhà Xuất bản Y học, 2021.
Jauch EC. Ischemic Stroke. https://emedicine.medscape.com/article/1916852-overview
Kleindorfer DO, Towfighi A, Chaturvedi S, Cockroft KM, Gutierrez J, Lombardi-Hill D, Kamel H, Kernan WN, Kittner SJ, Leira EC, Lennon O, Meschia JF, Nguyen TN, Pollak PM, Santangeli P, Sharrief AZ, Smith SC Jr, Turan TN, Williams LS. 2021 Guideline for the prevention of stroke in patients with stroke and transient ischemic attack: A guideline from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2021;52:e364–e467. DOI: 10.1161/ STR.0000000000000375
Liebeskind DS, Hemorrhagic Stroke. https://emedicine.medscape.com/article/1916662-overview#a1
Nanda A. Transient ischemic attack. https://emedicine.medscape.com/article/1910519-overview#a2
Rakel RE, Rakel DP. Textbook of Family Medicine 9th Ed, Philadelphia, Elsevier Saunder, 2016.
Saver JL. Time is brain-Quantified. Stroke. 2006;37:263-6.
https://www.ahajournals.org/doi/epub/10.1161/01.STR.0000196957.55928.ab
WHO/OMS. Guidelines for management of stroke. Ulaanbaatar 2012.
https://extranet.who.int/ncdccs/Data/MNG_D1_1.%20Clinical%20guideline%20of%20Acute%20Stroke%20.pdf
Nguồn: timmachhoc.vn