Mỗi năm có hơn 200.000 người Việt qua đời vì bệnh tim mạch. Con số này gấp đôi số người mất vì ung thư. Tim mạch chính là là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất tại nước ta hiện nay. Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim, Chủ tịch Hội tim mạch Hà Nội: “Bệnh lý tim mạch thực sự là gánh nặng cho xã hội”
Những con số biết nói về bệnh tim mạch
20 năm trước, tim mạch chiếm chưa tới 10% nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh này đã tăng 20% so với hai thập kỷ trước, chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong. Tức là cứ 100 người chết thì có 33 trường hợp do mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Trong đó, động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất.
PGS Hiền cho biết những năm trước, mỗi ngày Bệnh viện Tim Hà Nội tiếp nhận khoảng 1.500 bệnh nhân khám, điều trị. Hiện nay, con số này là 2.200. Trong 6 tháng đầu năm, bệnh nhân khám tăng 20% so với cùng kỳ. Số ca phẫu thuật và can thiệp cũng tăng hơn 20%.
Bệnh tim mạch có xu hướng trẻ hóa
Đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim ở tuổi ngoài 30, thậm chí ngoài 20. Đây là hiện tượng rất đáng báo động.
Sự thay đổi này là do nhiều yếu tố. Trong đó có lối sống không lành mạnh. Chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động đều là những nguyên nhân gây trẻ hóa bệnh nhân. Đặc biệt, căng thẳng, stress kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hạn chế về y tế – gánh nặng về kinh tế khi điều trị bệnh
Trong khi số ca mắc tăng cao, thì khả năng cung ứng dịch vụ y tế nước ta còn hạn chế. Cả nước có khoảng 100 trung tâm khám, can thiệp tim mạch, phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuyến xã, tuyến huyện hầu như không có. Điều này gây khó khăn cho người dân trong quá trình sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Chi phí cho khám, chữa bệnh tim mạch cũng là gánh nặng kinh tế. Người dân Việt NAm ít có thói quen khám sức khỏe thường xuyên. Dấu hiệu bệnh tim mạch không rõ ràng khiến người mắc không để ý.Khi phát hiện, bệnh đã trở nặng, cần can thiệp sâu và tốn rất nhiều chi phí.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người suy tim, 25% tử vong trong năm đầu sau khi được chẩn đoán. Phần lớn bệnh nhân tử vong do không tái khám và uống thuốc thường xuyên.
Tổng kết
Để đối phó với căn bệnh quái ác này, phòng bệnh vẫn là phương án tốt nhất. Bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh. Đặc biệt, cần duy trì thói quen sống lành mạnh từ khi còn trẻ như tập thể dục, cân nặng hợp lý, hạn chế bia rượu thuốc lá, căng thẳng. Đồng thời, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn dưới 5g muối/ngày, ăn nhiều rau quả, cá, hạn chế chất béo xấu, đồ ngọt. Nếu đang tìm loại gia vị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đừng quên tham khảo Goodsalt .