Giảm nửa Natri - Đậm đà nguyên vị

Tốt cho người bệnh tim mạch, cao huyết áp & tốt cho cả gia đình.

TÁC HẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÊN TIM MẠCH

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường gây ra rất nhiều biến chứng, trong đó hàng đầu là biến chứng trên hệ thống tim mạch.

Đái tháo đường: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường dần trở thành đại dịch trên toàn thế giới nếu không có các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì đái tháo đường hiện nay là nguyên nhân gây ra tử vong đứng vào hàng thứ 4 ở các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, theo những thống kê về dịch tễ học cho thấy bệnh đái tháo đường đang gia tăng trong vòng 10 năm qua, ở những năm 90 của thế kỷ 20, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở TP.HCM là 2,5% dân số thì đến nay đã tăng lên đến 4,4%, một tốc độ gia tăng kỷ lục trong các loại bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, trong đó phải kể đến sự thay đổi của chế độ ẩm thực với quá nhiều đường, kèm theo các loại đồ uống có cồn và sự tăng cân quá mức do ít vận động… được coi như là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường và tim mạch

 

Thông thường theo các chuyên gia Y học, bệnh nhân bị đái tháo đường khoảng 5 năm là đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm. Sự kết hợp hai bệnh trên làm cho tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và đái tháo đường tăng gấp 3 lần so với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch đơn thuần.

Bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 rất dễ bị xơ vữa động mạch và các tổn thương này thường lan tỏa nhiều nơi cùng bị như động mạch vành, động mạch thận, động mạch não và động mạch tứ chi… nên rất khó khăn trong việc điều trị. Ở những bệnh nhân này, thành động mạch sẽ mất đi tính co giãn, đóng các mảng xơ vữa, dòn dễ vỡ và dễ bị tắc gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận mạn tính.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với những người không bị bệnh này. Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim tăng từ 45% lên đến 75% trong vòng 10 năm vừa qua.

Phát hiện sớm bệnh tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường

 

Phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam bị bệnh đái tháo đường đều không biết mình đang bị bệnh tim mạch đi kèm. Chính tâm lý chủ quan như vậy nên họ không điều trị triệt để bệnh đái tháo đường và không chịu khám tim mạch ở những thầy thuốc chuyên khoa để phát hiện và điều trị sớm bệnh đi kèm này. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường là các rối loạn về chuyển hoá chất béo. Bệnh nhân nên điều trị sớm các rối loạn này bằng chế độ dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, rèn luyện thân thể, sử dụng các loại thuốc điều chỉnh lượng chất béo trong máu… và quan trọng nhất là phải khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện ra những rối loạn về tim mạch đi kèm với đái tháo đường.

Các phương pháp điều trị cơ bản

 

Kiểm soát tốt đường huyết, bỏ thuốc là, điều trị những rối loạn trong chuyển hóa lipid, có chế độ ăn thích hợp… Tuy nhiên, phần lớn người bệnh, nhất là người bệnh Việt Nam đều hiểu mơ hồ rằng sẽ có những loại thuốc, có những phương pháp điều trị, đặc biệt là các vị thuốc Nam sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường. Nhưng thật ra đó là một quan niệm không tưởng và rất nguy hiểm cho bệnh nhân và thế là họ không tiếp tục điều trị nữa khi thấy đường huyết tạm ổn định trong khi điều trị. Một thời gian sau, các biến chứng xuất hiện và lúc đó thì đã quá muộn để có một phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh. Quan niệm hiện nay của các thầy thuốc cả nội khoa và ngoại khoa: bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính, không có chuyện chữa khỏi hoàn toàn bệnh mà chỉ có chặn đứng bệnh bằng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý, các thuốc kiểm soát đường huyết sử dụng mỗi ngày và cần phải theo dõi, nhằm phát hiện sớm những biến chứng về mạch máu để có thể có được phương thức điều trị tốt nhất.

Nguồn: chch.vn

Tin liên quan

Tác hại của ăn nhiều muối

Theo thống kê năm 2015 của WHO: Mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gam gần như gấp đôi lượng muối cần thiết (5 gram) tạo ra gánh nặng lớn lên các cơ quan trong cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Tim mạch, Cao huyết áp, Loãng xương, Ung thư dạ dày, Béo phì,… GOODSALT giảm một nửa lượng Natri so với muối thông thường  sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn có một bữa ăn healthy mà không phải ăn nhạt.

Phòng Ngừa Tăng HUyết áp hiệu quả

Tiến sĩ Ogedegbe cho biết: Lượng Natri nạp vào càng cao thì huyết áp càng tăng. Chính vì vậy, việc giảm hấp thu Natri là yếu tố vô cùng quan trọng để phòng ngừa và điều trị Cao Huyết Áp. Để điều chỉnh lượng Natri nạp vào cơ thể ở mức phù hợp thì người bệnh phải thức hiện chế độ ĂN NHẠT. Việc này khiến người bệnh cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, mệt mỏi,… Biết được điều đó, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên sử dụng muối có GOODSALT có lượng Natri thấp để thay cho muối ăn hàng ngày.

biến chứng VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG của tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong số các chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật là do bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Bên cạnh việc sinh hoạt khoa học, lành mạnh, GOODSALT sẽ là lựa chọn hoàn hảo để nâng niu sức khỏe & trái tim của người mẹ, qua đó giúp giảm nguy cơ mắc Tiền Sản giật ở phụ nữ có thai.