Giảm nửa Natri - Đậm đà nguyên vị

Tốt cho người bệnh tim mạch, cao huyết áp & tốt cho cả gia đình.

3 CHẾ ĐỘ ĂN NHẠT CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH

3 chế độ ăn nhạt phổ biến cho người mắc bệnh tim mạch

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc lựa chọn chế độ ăn vô cùng quan trọng. Chế độ ăn nhạt là chế độ được các bác sĩ khuyên áp dụng đối với nhóm bệnh nhân này. Thế nhưng, ăn nhạt thế nào cho đúng mà vẫn giữ được chất lượng cuộc sống cho người bệnh là điều không phải ai cũng biết. Hãy cùng đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé.

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn

Lượng Natri nạp vào cơ thể 1 ngày: 200-300mg 

Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn. Do đó, khi chế biến thực phẩm và khi ăn hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm; chọn thực phẩm ít natri như gạo trắng, khoai củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng ăn cả lòng trắng; không ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn nướng, rán, xào, muối, ướp, bánh mỳ vì chứa nhiều muối.

Chế độ ăn nhạt 

Lượng Natri nạp vào cơ thể 1 ngày: 400-700mg (tương đương 1-2g muối)

Khi chế biến chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm một ngày. Ngoài ra natri có trong thực phẩm khoảng 1g trong ngũ cốc, rau quả của khẩu phần; chọn thức ăn ít natri, bỏ các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, sữa nguyên kem vì nhiều muối.

Chế độ ăn nhạt vừa

Lượng Natri nạp vào cơ thể 1 ngày: 800-1.200mg (tương đương 2-3g muối)

Cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày. Không dùng thức ăn giàu muối như bánh mì, sữa nguyên kem, pho mai, đồ hộp, thức ăn sẵn.

Các biện pháp giảm muối hiệu quả 

Để hạn chế muối trong mỗi bữa ăn, có thể thực hiện những biện pháp rất đơn giản như sau:

– Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.

– Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, nên chọn sản phẩm muối ít Natri dành cho người mắc bệnh tim mạch

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…

– Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn

– Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối

Lưu ý khi thực hiện 

– Sử dụng muối đúng cách không đồng nghĩa với việc cắt bỏ hoàn toàn muối ra khỏi chế độ ăn

– Việc đảm bảo hương vị món ăn, chất lượng bữa ăn khi thực hiện chế độ ăn nhạt rất quan trọng với người bệnh

– Ba chế độ ăn nhạt dùng cho bệnh nhân tim mạch nên được áp dụng dựa theo triệu chứng lâm sàng của bệnh. Tùy vào đáp ứng cụ thể của từng người bệnh, có thể linh hoạt thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.

 

Tin liên quan

Tác hại của ăn nhiều muối

Theo thống kê năm 2015 của WHO: Mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gam gần như gấp đôi lượng muối cần thiết (5 gram) tạo ra gánh nặng lớn lên các cơ quan trong cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Tim mạch, Cao huyết áp, Loãng xương, Ung thư dạ dày, Béo phì,… GOODSALT giảm một nửa lượng Natri so với muối thông thường  sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn có một bữa ăn healthy mà không phải ăn nhạt.

Phòng Ngừa Tăng HUyết áp hiệu quả

Tiến sĩ Ogedegbe cho biết: Lượng Natri nạp vào càng cao thì huyết áp càng tăng. Chính vì vậy, việc giảm hấp thu Natri là yếu tố vô cùng quan trọng để phòng ngừa và điều trị Cao Huyết Áp. Để điều chỉnh lượng Natri nạp vào cơ thể ở mức phù hợp thì người bệnh phải thức hiện chế độ ĂN NHẠT. Việc này khiến người bệnh cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, mệt mỏi,… Biết được điều đó, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên sử dụng muối có GOODSALT có lượng Natri thấp để thay cho muối ăn hàng ngày.

biến chứng VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG của tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong số các chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật là do bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Bên cạnh việc sinh hoạt khoa học, lành mạnh, GOODSALT sẽ là lựa chọn hoàn hảo để nâng niu sức khỏe & trái tim của người mẹ, qua đó giúp giảm nguy cơ mắc Tiền Sản giật ở phụ nữ có thai.